Nezami (hoặc Nizami, tên
đầy đủ bằng tiếng Anh: Nizami Ganjavi, 1141 – 1209) – là nhà thơ cổ điển Ba Tư,
một trong những nhà thơ lón nhất của Ba Tư trung cổ. Các quốc gia: Azerbaijan , Iran ,
Afghanistan và Tajikistan đều
coi Nezami là thi hào dân tộc của mình.
Tiểu sử:
Nezami sinh ở Ganja (nay làAzerbaijan ).
Bố mất sớm, Nezami được mẹ và cậu có tên là Khwaja Umar nuôi dạy. Ngoài văn học
Ba Tư, văn học Ả Rập, Nezami còn thông thạo toán học, thiên văn học, triết học,
thần học và chiêm tinh học. Nezami lấy vợ ba lần. Người vợ đầu có tên là Afaq
do quan Fakhr al-Din Bahramshah tặng cho ông. Họ có một con trai tên là
Mohammad. Afaq mất lúc ông vừa viết xong tác phẩm “Khosrow và Shirin", sau
đó ông có hai đời vợ nữa nhưng họ cũng đều mất sớm.
Tác phẩm:
Thời Nezami sống, miền tây - bắcIran
(Azerbaijan
và cả vùng Kapkage ngày nay) là trung tâm mới của văn học Ba Tư, thơ ca vùng
tây - bắc có những nét khác biệt so với vùng đông - bắc (Khorasan). Nezami là
đại diện tiêu biểu nhất của trường phái tây – bắc này. Tác phẩm của Nezami còn
lại cuốn “Divan” bao gồm khoảng hơn 100 bài thơ các thể loại còn đến
ngày nay. Theo các chuyên gia trung cổ, đây chỉ là một phần thơ trữ tình của
ông. Nhưng tác phẩm “Khamse” gồm 5 trường ca, còn giữ lại được đầy đủ
đến ngày nay. Khamse là một tác phẩm đồ sộ gồm các phần:
*Makhzan al-Asrar (Kho báu những điều bí mật, 1163-1176)
*Khusraw o Shirin (Khosrow và Shirin, 1177-1180)
*Layli o Majnun (Chuyện tình Layla và Chàng điên, 1192)
*Haft Peykar (Bảy người đẹp, 1196)
*Iskander Name (Sách về Alexander Đại đế, khoảng 1203)
Dưới đây chỉ tóm tắt nội dung “Chuyện tình Layla và Chàng điên”, là truyền thuyết tình yêu nổi tiếng thế giới, cũng giống như “Romeo và Juliet”. Trường ca Layli o Majnun của Nezami khai thác truyền thuyết này. Đấy là mối tình bất hạnh của chàng trai Qays yêu cô gái Layla, bị bố mẹ gả cho người khác. Qays bị mắc bệnh tâm thần (tiếng Ả Rập: Majnun – nghĩa là kẻ điên vì tình), bỏ đi về sa mạc làm thơ về người yêu. Layla đau khổ vì không lấy được Qays nên đã chết, sau đó Qays tìm đến mộ Layla và chết ở đó.
Họ ngủ say bên nhau đến muôn đời
Họ ngủ say bên nhau đến ngày Phán xét…
Tác giả tự đặt cho mình câu hỏi: những kẻ yêu nhau nhận được gì vì những nỗi đau khổ nơi trần thế? Và trong một giấc mơ tác giả nhìn thấy ở thiên đường có hai linh hồn quấn quít bên nhau… Ý nghĩa của trường ca này là tình yêu chỉ có thể tìm thấy lối thoát ở thơ ca, để thơ ca dẫn những kẻ yêu nhau đến sự hòa nhập tâm hồn.
Tiểu sử:
Nezami sinh ở Ganja (nay là
Tác phẩm:
Thời Nezami sống, miền tây - bắc
*Makhzan al-Asrar (Kho báu những điều bí mật, 1163-1176)
*Khusraw o Shirin (Khosrow và Shirin, 1177-1180)
*Layli o Majnun (Chuyện tình Layla và Chàng điên, 1192)
*Haft Peykar (Bảy người đẹp, 1196)
*Iskander Name (Sách về Alexander Đại đế, khoảng 1203)
Dưới đây chỉ tóm tắt nội dung “Chuyện tình Layla và Chàng điên”, là truyền thuyết tình yêu nổi tiếng thế giới, cũng giống như “Romeo và Juliet”. Trường ca Layli o Majnun của Nezami khai thác truyền thuyết này. Đấy là mối tình bất hạnh của chàng trai Qays yêu cô gái Layla, bị bố mẹ gả cho người khác. Qays bị mắc bệnh tâm thần (tiếng Ả Rập: Majnun – nghĩa là kẻ điên vì tình), bỏ đi về sa mạc làm thơ về người yêu. Layla đau khổ vì không lấy được Qays nên đã chết, sau đó Qays tìm đến mộ Layla và chết ở đó.
Họ ngủ say bên nhau đến muôn đời
Họ ngủ say bên nhau đến ngày Phán xét…
Tác giả tự đặt cho mình câu hỏi: những kẻ yêu nhau nhận được gì vì những nỗi đau khổ nơi trần thế? Và trong một giấc mơ tác giả nhìn thấy ở thiên đường có hai linh hồn quấn quít bên nhau… Ý nghĩa của trường ca này là tình yêu chỉ có thể tìm thấy lối thoát ở thơ ca, để thơ ca dẫn những kẻ yêu nhau đến sự hòa nhập tâm hồn.
Một số bài thơ:
***
Biết làm gì? Biết tìm em ở đâu?
Biết kể cho ai về nỗi khổ đau?
Kể từ nay không thấy người yêu dấu
Chỉ biết khóc. Anh còn biết làm sao?
***
Không có người cảm thông, thì tại sao nức nở?
Chỉ còn sống ít ngày, đợi chờ cho uổng phí
Từng hơi thở của mình tôi hướng về em
Và không mong cho ai khổ đau như thế.
***
“Sẽ đến với em, lời của anh cầu nguyện
Anh đang yêu, trời cho anh chịu đựng!”
Em hỏi rằng: “ Anh cầu nguyện điều chi?”
“Được gặp em” – “Tình yêu trời ban tặng”.
***
Em khóc ở đâu, mình chia tay không đúng lúc
Nhưng nơi này hình bóng em anh nhớ được
Anh vẽ gương mặt em trên mặt đất này
Rồi quì xuống anh tuôn dòng nước mắt.
***
Con xin trời thức người yêu con dậy
Cạn chén khổ, người yêu con say đấy.
Rồi tỉnh ra, hoặc là cho con say
Nói với người rằng con khổ vì người ấy.
***
Để phụng sự tình yêu, hãy quên đi hồn mình
Quên đi lòng tốt, quên đi ngôi nhà riêng.
Bỏ hy vọng đi tìm sự lãng quên trong hai thế giới
Và sự tĩnh lặng trong đời này cũng hãy lãng quên.
***
Em đi rồi, biết tìm em ở đâu
Nỗi buồn này anh biết tỏ cùng ai?
Anh biết rằng cho đến ngày xuống mộ
Chỉ biết vui trong nước mắt ngậm ngùi.
Biết làm gì? Biết tìm em ở đâu?
Biết kể cho ai về nỗi khổ đau?
Kể từ nay không thấy người yêu dấu
Chỉ biết khóc. Anh còn biết làm sao?
***
Không có người cảm thông, thì tại sao nức nở?
Chỉ còn sống ít ngày, đợi chờ cho uổng phí
Từng hơi thở của mình tôi hướng về em
Và không mong cho ai khổ đau như thế.
***
“Sẽ đến với em, lời của anh cầu nguyện
Anh đang yêu, trời cho anh chịu đựng!”
Em hỏi rằng: “ Anh cầu nguyện điều chi?”
“Được gặp em” – “Tình yêu trời ban tặng”.
***
Em khóc ở đâu, mình chia tay không đúng lúc
Nhưng nơi này hình bóng em anh nhớ được
Anh vẽ gương mặt em trên mặt đất này
Rồi quì xuống anh tuôn dòng nước mắt.
***
Con xin trời thức người yêu con dậy
Cạn chén khổ, người yêu con say đấy.
Rồi tỉnh ra, hoặc là cho con say
Nói với người rằng con khổ vì người ấy.
***
Để phụng sự tình yêu, hãy quên đi hồn mình
Quên đi lòng tốt, quên đi ngôi nhà riêng.
Bỏ hy vọng đi tìm sự lãng quên trong hai thế giới
Và sự tĩnh lặng trong đời này cũng hãy lãng quên.
***
Em đi rồi, biết tìm em ở đâu
Nỗi buồn này anh biết tỏ cùng ai?
Anh biết rằng cho đến ngày xuống mộ
Chỉ biết vui trong nước mắt ngậm ngùi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét