Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

Thơ Amīr Khusrow


Amīr Khusrow Dehlawī (tên thật là Ab'ul Hasan Yamīn al-Dīn Khusrow (1253 - 1325) – là nhà bác học, nhà thơ Ấn Độ và Ba Tư trung cổ sáng tác bằng tiếng Hindi, tiếng Ba Tư và tiếng Uốc-đu. Thơ ca của Amīr Khusrow Dehlawī có sự ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử của văn học Ấn Độ, Ba Tư, Tajikistan.

Tiểu sử:
Amīr Khusrow sinh ở Patiali, gần Etah, bắc Ấn Độ. Bố là Amīr Sayf ud-Dīn Mahmūd, một viên quan người Tuyếc, mẹ là người Ấn. Bình sinh, Amīr Khusrow là nhà thơ của triều đình. Ông là tác giả của 5 tập thơ trữ tình (Divan), sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1272 đến năm 1325 và 10 trường ca Khamse viết về cuộc sống cung đình, sáng tác trong khoảng thời gian từ năm 1298 đến năm 1301. Ngoài ra, còn một số tập danh ngôn, câu đố, từ điển những từ cùng nghĩa của tiếng Arập, tiếng Hindi, tiếng Ba Tư và nhiều khúc lãng mạn viết bằng tiếng Uốc-đu mà đến tận ngày nay các nghệ sĩ dân gian vẫn thường xuyên biểu diễn cũng đều được coi là của Amīr Khusrow.

Thư mục:
*Storey C. A., Persian literature. A bio-bibliographical survey. Section 2, fasc. 3, L., 1939.
*Mohammad Wahid Mirza. The life and works of Amir Khusrau, Calcutta, 1935.
*Arberry A. J., Classical Persian literature, L., 1958.
*Бертельс Е. Э., Роман об Александре и его главные версии на Востоке, М.-Л., 1948.



Một số bài thơ:

1
Đ
i kể về nỗi buồn của mình, anh không đ sức
Yêu em, hát và nức nở như hoạ mi, không đ sức.

Nhìn vào mặt anh, em sẽ hiểu điều này
Nhưng hiểu nỗi buồn của anh, em không đ sức.

Hãy nhìn vào ngực anh, có một vết thương
Nhưng chịu đựng nhiều hơn, anh không đ sức.

Dù sao thì anh vui, vì em thấu tận hồn anh
Nhưng tìm chìa khoá mở trái tim em, anh không đ sức.

Có thể, trả cho anh con tim bị em lấy mất rồi
Nhưng em van nài: “Hãy thương em!!” – không đ sức.

Con tim anh đành bỏ lại đến muôn đời
Chứ lấy về cho mình, anh không đ sức.

2
Anh: “Hãy đi vào trái tim anh, sẽ rất vui!”
Em: “Vào nơi hoang tàn đ nát chẳng cần rồi”.

Anh: “Gương mặt em đốt hồn anh như ngọn lửa
Em: “Con tim không thích gặp những con bướm nhỏ”.

Anh: “Thế anh có còn hy vọng gặp em không?”
Em: “Không, kẻ lãng du, những lời anh điên cuồng”.

Anh: “Thế thì tại sao em làm anh đau khổ?”
Em: “Thì con mắt đừng nhìn con mồi cám dỗ”.

Anh: “Thế tình yêu? Làm sao thoát khỏi gông xiềng?”
Em: “Nhìn thấy em là xiềng xích anh lại khoác lên”.

Anh: “Nếu em quên anh, anh làm sao sống nổi?”
Em: “Anh hết cô đơn nếu về em anh nhớ tới”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét